Đặc điểm hình thái
Rệp trưởng thành có hình bầu dục trên mình có nhiều sợi sáp dài trắng xốp. Trưởng thành đực mình thon dài, có cánh không có sáp, mắt to đen, râu và chân có nhiều lông ngắn.
Trứng bầu dục dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ bao phủ.
Rệp non mới nở màu hồng. Chưa có sáp bên mình, chân khá phát triển.
Vòng đời từ 29-42 ngày
Đặc điểm sinh sống và gây hại
Rệp thường gây hại ở chùm quả, lá và hại rễ.
Loài rệp sáp hại lá và chùm quả: rệp bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở, nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả rụng. Rệp hút chất dinh dưỡng làm cho quả bị vàng, rụng, làm giảm năng suất và chất lượng quả.
Rệp sáp hại rễ thì sinh sống ở quanh rễ, dưới đất, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại lá vàng, héo và dần dần cây bị chết.
Biện Pháp phòng trừ
Để phòng trừ rệp sáp hại quả có hiệu quả cao cần thường xuyên kiểm tra vườn cà phê, đặc biệt vào các tháng mùa khô để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp và có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành thông thoáng, làm sạch cỏ dại; chăm sóc để cây cà phê phát triển tốt, hạn chế sự gây hại của rệp sáp.
Trứng rệp trong nách quả
+ Khi rệp mới xuất hiện với tỷ lệ cành bị hại còn thấp có thể cắt và đốt cành bị rệp.
+ Bảo vệ các loài thiên địch như bọ rùa đỏ, bọ rùa nhỏ, bọ mắt vàng, nhện bắt mồi và ăn thịt côn trùng.
+ Khi bị nặng, tiến hành phun một số thuốc hóa học có các hoạt chất như:
Profenofos (thuốc Selecron 500 EC)
Cypermethrin + Profenofos (thuốc Polytrin P 440 EC)
Imidacloprid (thuốc Admire 200 OD); Spirotetramat (thuốc Movento 150 OD)
Dinotefuran (thuốc Cheer 20 WP) theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất...
Khi phun thuốc cần chú ý phun thật kỹ vào các chùm quả sao cho thuốc có thể tiếp xúc được trứng và rệp non.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
NDVie Blog Cho phép bình luận ẩn danh...